Quản Cáo  Topbanner

  • Người Đang Online:{{_couter.online}}
  • Hôm Nay Online:{{_couter.today}}
  • Tổng Truy Cập:{{_couter.total}}

Nước máy tại TP.HCM: Đảm bảo sức khỏe cho gia đình


Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những Thành phố lớn nhất Việt Nam, là trung tâm kinh tế, văn hóa, du lịch và khoa học kỹ thuật quan trong ở phía Nam Việt Nam. Thành phố nằm ở hạ lưu của sông Đồng Nai - Sài Gòn, nguồn nước cấp cho Thành phố phụ thuộc rất lớn vào nguồn nước mặt cấp từ các địa phương ở thượng nguồn sông Sài Gòn và sông Đồng Nai.

Trong thời gian qua, Thành phố Hồ Chí Minh đã tập trung mọi nguồn lực để xây dựng hệ thống cấp nước của Thành phố nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của người dân Thành phố với mục tiêu đảm bảo 100% hộ dân được sử dụng nước máy. Hệ thống cung cấp nước máy ăn uống, sinh hoạt chủ yếu do 8 nhà máy nước cung cấp với công suất hơn 2 triệu m3/ngày đêm. Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) được giao nhiệm vụ chính trong việc cung cấp nước máy và chịu trách nhiệm về chất lượng nước đến người dân. Nước máy (hay còn gọi là nước cấp, nước sạch) là nước đã được xử lý đạt tiêu chuẩn theo quy định về chất lượng nước sinh hoạt của Bộ Y tế QCVN01-1:2018/BYT, được cung cấp bởi các Công ty cấp nước. Nước máy được xử lý thông qua một hệ thống bao gồm các công trình khai thác, xử lý nước, mạng lưới đường ống cung cấp nước đến khách hàng sử dụng nước.

Đồng thời, để đảm bảo an toàn về vệ sinh và sức khỏe của người dân, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (HCDC) định kỳ thực hiện ngoại kiểm giám sát chất lượng các nguồn nước sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn TP.HCM theo Thông tư 41/2018/TT-BYT. Qua đó nâng cao trách nhiệm và kịp thời cảnh báo tới các đơn vị cấp nước khi chất lượng nước xử lý không đạt theo quy chuẩn QCVN 01-1:2018/BYT.

Với mục tiêu sử dụng nước an toàn và hiệu quả, mỗi người cần tự nâng cao ý thức và góp phần bảo vệ môi trường bằng các giải pháp sau:

Xử lý chất thải: Đảm bảo xử lý đúng cách nguồn nước xả thải và rác thải để khắc phục ô nhiễm môi trường nước.

Hạn chế sử dụng nhựa và bao bì: Thay thế bằng giấy, bìa và vật liệu hữu cơ tự phân hủy để giảm tác động đến môi trường.

Triển khai hoạt động giáo dục truyền thông: Phối hợp với cơ quan truyền thông để nâng cao kiến thức và thay đổi nhận thức của người dân về việc sử dụng hiệu quả nguồn nước, góp phần bảo đảm an ninh nguồn nước và bảo vệ môi trường.


 

Khoa Sức khỏe cộng đồng – Môi trường và bệnh nghề nghiệp, HCDC


 


 


Câu hỏi liên quan