Quản Cáo  Topbanner

Điểm tin

Cập nhật: 11:00 - 13/10/2024 | Lần xem: 566

Điểm tin nhanh ngày 13/10/2024

Kìm nén cảm xúc có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng lâu dài, không chỉ về mặt tinh thần mà còn về mặt thể chất.

Các thống kê ở Việt Nam ghi nhận tỷ lệ sâu răng ở trẻ em lên hơn 86%, tức hầu như trẻ nào cũng gặp tình trạng này, trong đó tỷ lệ sâu ở răng vĩnh viễn rất cao.

Đây là những thông tin chính của bản tin nhanh ngày 13/10/2024

 

THẾ GIỚ

1. Nỗi sợ hãi cái chết

Thực tế, hầu hết người dân thế giới đều có cảm giác sợ hãi cái chết một cách vô hình, không tránh khỏi. Đây là cơ chế tự vệ của cơ thể. Nghiên cứu phát hiện một số sự kiện trên thế giới có thể làm tăng nỗi sợ cái chết, chẳng hạn Covid-19. Các nhà tâm lý học toàn cầu giải thích mọi người sợ chết hơn nếu họ tiếp xúc hàng ngày với các số liệu về tình trạng tử vong. Đây gọi là hiện tượng "thiên kiến nổi bật".

Tuy nhiên, đối với những người có hiện tượng này, nỗi sợ hãi này tồn tại ngay cả khi không có các sự kiện gây lo âu. Chúng nghiêm trọng đến mức có thể cản trở cuộc sống hàng ngày. Họ tránh né các hoạt động bản thân cho rằng có thể dẫn đến cái chết. Tình trạng này được gọi là chứng sợ chết (thanatophobia).

Các nhà tâm lý học cho rằng chứng sợ chết phổ biến hơn ở người lớn tuổi, người mắc bệnh nan y và người đã trải qua những trải nghiệm đau buồn liên quan đến cái chết.

Nguồn: vnexpress.vn

2. Đồ uống có ga làm tăng nguy cơ đột quỵ

Bạn nên hạn chế sử dụng đồ uống có ga vì sản phẩm này có thể dẫn tới nguy cơ đột quỵ. Mức độ mong manh của động mạch và các yếu tố nguy cơ gây tổn thương động mạch có thể dẫn tới đột quỵ. Các yếu tố nguy cơ bao gồm hút thuốc, uống rượu, huyết áp không ổn định, mắc bệnh tiểu đường, cholesterol cao, tăng lượng thực phẩm siêu chế biến, dùng đồ uống có ga, không tập thể dục. 

Nguồn: vietnamnet.vn

3. Ổ vi rút đáng sợ rất gần với bạn: vòi sen và bàn chải đánh răng

Các nhà khoa học phát hiện vòi sen và bàn chải đánh răng trong các nhà tắm ở Mỹ chứa đầy vi rút, nhiều trong số chúng chưa từng được biết đến.

Nguồn: tuoitre.vn

4. Nghiên cứu phát hiện các bài tập ngắn giúp giảm tác hại do ngồi nhiều

Ngồi liên tục nhiều giờ không chỉ gây áp lực lên cơ thể, khiến cổ, vai và lưng dễ mỏi mà còn gây căng thẳng. Đây là những tác động tức thời của ngồi nhiều. Nghiên cứu mới đây cho thấy cách tập luyện chỉ cần 15 phút/ngày là có thể chống lại các tác động này.

Nguồn: thanhnien.vn

 

VIỆT NAM

1. Việt Nam hiện có khoảng 2 triệu người mù và thị lực kém

Trong số 2 triệu người mù và thị lực kém tại Việt Nam hiện nay, khoảng 1/3 là người nghèo, gặp khó khăn về chi phí điều trị.

Nguồn: thanhnien.vn

2. Ba gánh nặng dinh dưỡng đè nặng trẻ em Việt

Trẻ em Việt Nam đang phải đối mặt với 3 gánh nặng về dinh dưỡng gồm suy sinh dưỡng thể thấp còi, thừa cân béo phì và thiếu vi chất dinh dưỡng. Theo số liệu điều tra toàn quốc năm 2023, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi của Việt nam là 18%, thuộc nhóm các quốc gia có tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi trẻ em dưới 20% - mức trung bình theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Tuy nhiên tỷ lệ này vẫn còn cao ở vùng Trung du, miền núi phía Bắc và Tây Nguyên.

Nguồn: vnexpress.vn

3. Mối nguy hiểm của kìm nén cảm xúc, cách nào giải tỏa?

Kìm nén cảm xúc có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng lâu dài, không chỉ về mặt tinh thần mà còn về mặt thể chất.

Kìm nén cảm xúc xảy ra khi các cá nhân cố tình phớt lờ hoặc phủ nhận phản ứng cảm xúc của họ. Điều này có thể xảy ra vì nhiều lý do nư: Sợ bị phán xét, mong muốn duy trì sự kiểm soát hoặc các chuẩn mực xã hội, che dấu sự yếu đuối…

Đây có thể là một giải pháp hiệu quả trong ngắn hạn để tránh sự khó chịu, nhưng về lâu dài, việc kìm nén cảm xúc sẽ dẫn đến tích tụ căng thẳng. Những cảm tiêu cực này không được xử lý, sẽ không biến mất mà tồn tại trong cơ thể, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.

Nguồn: suckhoedoisong.vn

4. Hơn 86% trẻ em Việt sâu răng

Các thống kê ở Việt Nam ghi nhận tỷ lệ sâu răng ở trẻ em lên hơn 86%, tức hầu như trẻ nào cũng gặp tình trạng này, trong đó tỷ lệ sâu ở răng vĩnh viễn rất cao.

 

Thu Loan - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (tổng hợp)